Kết quả rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang
Tổ chức - Bộ máy

Kết quả rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang

02:50 05/01/2021

Thực hiện Công văn số 5035/BNV-TCBC ngày 24 tháng 9 năm 2020 của Bộ Nội vụ về việc thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang báo cáo kết quả rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan hành chính cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn tỉnh An Giang,

   Cụ thể như sau:
   1. Đặc điểm tình hình chung
   An Giang là tỉnh miền Tây Nam bộ, thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, tỉnh có 21 Sở, ban ngành, trong đó có 19 đơn vị được thành lập theo Nghị định số 24/2014/NĐ-CP và 02 cơ quan hành chính: Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh được thành lập theo Nghị định số 48/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và biên chế của Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban Quản lý khu Kinh tế được thành lập theo Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Có 11 đơn vị hành chính, gồm có 02 thành phố trực thuộc, 01 thị xã và 08 huyện với 156 xã, phường, thị trấn (trong đó có 116 xã, 21 phường, 19 thị trấn) và 879 khóm, ấp; 
Là tỉnh vừa có đồng bằng, vừa có núi và có đường biên giới dài gần 100km, giáp với 02 tỉnh Takeo và Kandal (Vương quốc Campuchia) nên có vị trí chiến lược về quốc phòng và an ninh ở biên giới Tây Nam; 
Có 02 cửa khẩu quốc tế là Xuân Tô (huyện Tịnh Biên), Vĩnh Xương (thị xã Tân Châu) và 02 cửa khẩu Quốc gia là Khánh Bình và Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú).
Dân số toàn tỉnh An Giang cuối năm 2019 là 1.908.352 người, với 539.494 hộ gồm 04 dân tộc chủ yếu là Kinh, Hoa, Khmer và Chăm; ngoài dân tộc Kinh chiếm đa số còn có 28 dân tộc thiểu số với 119.219 người với 27.173 hộ (chiếm 5,04%) so dân số cả tỉnh (bao gồm: dân tộc Khmer  93.717 người (chiếm 4,9%), dân tộc Chăm 15.327 người (chiếm 0,8%), dân tộc Hoa 10.079 người (chiếm 0,53%) và có 25 dân tộc thiểu số khác sinh sống rải rác trên địa bàn). 
    2. Kết quả sắp xếp tổ chức bộ máy theo Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP 
    Kể từ khi thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả và Kết luận số 34-KL/TW, ngày 07 tháng 8 năm 2018 của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm theo Nghị quyết số 18-NQ/TW, Tỉnh uỷ An Giang đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết và lãnh đạo xây dựng các đề án để sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị ở địa phương với phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”, “không cầu toàn, không nóng vội” và sắp xếp cơ bản phù hợp với tinh thần các nghị định mới của Chính phủ (về số lượng Sở, Ban ngành tỉnh và phòng, ban ngành cấp huyện; biên chế tối thiểu để thành lập phòng và chi cục thuộc sở).
    Thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2014/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Nghị định số 107/2020/NĐ-CP); Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2014/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Nghị định số 108/2020/NĐ-CP).
     Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Công văn số 1133/UBND-TH ngày 27 tháng 10 năm 2020 về việc triển khai, tổ chức thực hiện Nghị định số 107/2020/NĐ-CP và Nghị định số 108/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ. Theo đó, chỉ đạo các Sở, Ban ngành rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các phòng chuyên môn thuộc và trực thuộc; sửa đổi, bổ sung quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn, cơ cấu tổ chức  theo đúng quy định tại Nghị định số 107/2010/NĐ-CP và Nghị định số 108/2010/NĐ-CP, kết quả cụ thể như sau:
- Về “nhất thể hoá” chức danh người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương: Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy kiêm Giám đốc Sở Nội vụ; Bí thư Huyện ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Trưởng ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc trung tâm Bồi dưỡng chính trị; Trưởng ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc; Trưởng Ban Tổ chức huyện ủy đồng thời là Trưởng phòng Nội vụ ở một số đơn vị hành chính cấp huyện...
   - Về hợp nhất các tổ chức có chức năng tương đồng: 
   + Đối với các Sở, Ban ngành: giữ ổn định 21 Sở, Ban ngành không sáp nhập, hợp nhất.
   + Đối với các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện: Thực hiện hợp nhất Văn phòng cấp ủy với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện ở 02/11 đơn vị (thành phố Long Xuyên và huyện Châu Phú).
    - Về sắp xếp tinh gọn bộ máy bên trong cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh 
   + Sắp xếp, kiện toàn giảm 25 phòng chuyên môn thuộc Sở (từ 137 phòng xuống còn 112 phòng).
   + Giảm 02 chi cục: chuyển 01 Chi cục Phòng chống tệ nạn xã hội thành Phòng trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và chuyển Chi cục Quản lý thị trường trực thuộc Sở Công thương về Tổng cục Quản lý thị trường (giảm từ 17 chi cục xuống còn 15 chi cục).
   + Giảm 26 phòng thuộc chi cục và tương đương. 
   + Số lượng cán bộ quản lý cấp phòng giảm 18 trưởng phòng và 16 phó trưởng phòng.
   - Về sắp xếp tinh gọn bộ máy các phòng chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện 
Qua rà soát tiêu chí thành lập các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, cụ thể như sau:  
   - Đối với Phòng Dân tộc huyện Thoại Sơn, thị xã Tân Châu và thành phố Châu Đốc chưa đảm bảo tiêu chí thành lập phòng theo quy định tại Nghị định số 108/2020/NĐ-CP nên các huyện đang lập Đề án sáp nhập Phòng Dân tộc vào Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, chuyển chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực dân tộc do Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thực hiện.
   - Đối với các phòng chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện còn lại: đảm bảo theo quy định.

Minh Tài (nguồn: Báo cáo số 826/BC-UBND ngày 31/12/2020)

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Ông Trương Long Hồ (Phó Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0983.570.009

Email: tlho@angiang.gov.vn

2

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

3

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nội vụ an giang

1

Ông Ngô Hồng Yến (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.658.627

2

Bà Ngô Thị Ngọc Hạnh (Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0968.078.529

3

Thanh tra Sở

Điện thoại: 02963.981.818

Thống kê truy cập

Lượt truy cập

Hôm nay

Đang online