Kỷ niệm 72 năm ngày thành lập ngành Tổ chức nhà nước
Tổ chức - Bộ máy

Kỷ niệm 72 năm ngày thành lập ngành Tổ chức nhà nước

09:37 29/08/2017

 


 Lịch sử hình thành ngành Tổ chức nhà nước
   Sau Hội nghị toàn quốc của Đảng, Quốc dân Đại hội được tổ chức tại Tân Trào, Tuyên Quang. Ngày 16/8/1945 Quốc dân Đại hội cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm chủ tịch lãnh đạo toàn dân tộcthực hiện thăng lợi Cách mạng tháng Tám. Để bảo vệ thành quả Cách mạng, ngày 27/8/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo cải tổ Ủy ban Dân tộc giải phóng thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  Ngày 28/8/1945, Chính phủ lâm thời ra Tuyên cáo nêu rõ: “Ủy ban Dân tộc giải phóng đã quyết định tự cải tổ, mời thêm một số nhân sĩ tham gia Chính phủ để cùng nhau gánh vác nhiệm vụ nặng nề mà Quốc dân đã giao phó cho”. Chính phủ lâm thời gồm 13 Bộ và 15 vị Bộ trưởng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. trong cơ cấu Chính phủ có Bộ Nội vụ do đồng chí Võ Nguyên Giáp làm Bộ trưởng. Như vậy ngày 28/8/1945 đã đi vào lịch sử, là ngày khai sinh của Bộ Nội vụ và đánh dấu sự ra đời của ngành tổ chức nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.
  Ngày 1/1/1946,Chính phủ lâm thời cải tổ thành Chính phủ Liên hiệp lâm thời. Ngày 19/1/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Nghị định sô 14/NV về tổ chức Bộ Nội vụ. Nghị định gồm 2 chương, 6 điều quy định nhiệm vụ của các nhân viên và cơ quan chức năng của Bộ. Bộ Nội vụ được chia thành 2 cơ quan chức năng chính: văn phòng và các nha. Văn phòng Bộ có nhiệm vụ trực tiếp giúp Bộ trưởng và được dặt dưới quyền điều khiển của ông Chánh Văn phòng. Mỗi nha có một Giám đốc riêng. Bội Nội vụ có 4 nha: Nha Công chức và Kế toán; Nha Pháp chế và Hành chính; Nha Thanh tra và Công an.
  Ngày 06/01/1946, tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với 333 đại biểu. Tại phiên họp đầu tiên ngày 02/3/1946, Chính phủ liên hiệp kháng chiến ra mắt Quốc hội. Bộ Trưởng Bộ Nội vụ là cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Ngày 03/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 58/SL về tổ chức Bộ Nội vụ. Theo đó, Bộ Nội vụ gồm có Văn phòng; Nha Thanh tra và 05 Nha chuyên trách: Nha Công chức và Kế toán; Nha Pháp chính; Nha Thông tin tuyên truyền; Việt Nam Công an vụ và Nha Dân tộc thiểu số.
  Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 82/SL cử BộTrưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng thay Chủ tịch ký những công văn thường ngày và chủ tọa Hội đồng Chính phủ trong khi Chủ tịch Chính phủ đi vắng, khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của Bộ Nội vụ trong Chính phủ.
Ngày 16/2/1953, Chủ Tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 141/SL về việc thành lập Thứ Bộ Công an thuộc Bộ Nội vụ. Tháng 8/1953, Hội đồng Chính phủ đổi tên Thứ Bộ Công an thành Bộ Công an. Từ đây, Bộ Công an tách ra khỏi Bộ Nội vụ và trở thành 01 Bộ của Chính phủ.
  Đầu tháng 3/1947, Bộ Nội vụ và các cơ quan của Chính phủ sơ tán về “thủ đô cách mạng” thuộc huyện Sơ Dương, Tuyên Quang. Lúc này, Bộ Nội vụ có tên bí mật là “Tiểu đội 1”, tạm ở và làm việc tại nhà dân.
Ngày 30/4/1947, Hội đồng Chính phủ thông qua đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đồng chí Tôn Đức Thắng giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
  Ngày 9/11/1947, theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí minh, ông Phan Kế Toại, một nhân sĩ yêu nước, từng giữ chức Khâm sai đại thần của triều Nguyễn tại Bắc kỳ, được cử giữ chức Quyền Bộ Trưởng Bộ Nội vụ thay cho đồng chí Tôn Đức Thắng đi nhận công tác khác (ông Phan Kế Toại chính thức là Bộ Trưởng năm 1951).
Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ ngày 07/5/1954, miền Bắc hoàn toàn giải phóng. Từ chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội, cơ quan Bộ Nội vụ làm việc tại trụ sở số 12 Ngô Quyền.
  Quốc hội khóa II (từ ngày 06 đến ngày 15/7/1960), đã quyết định việc kiện toàn tổ chức bộ máy hành chính nhà nước các cấp. Bộ Nội vụ là cơ quan của Hội đồng Chính phủ, có trách nhiệm quản lý công tác tổ chức và dân chính, có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng vàkiện toàn bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Ngày 29/9/1961, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 130/CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ. Phó Thủ tướng Chính phủ Phan Kế Toại kiêm chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
  Ngày 26/2/1970, thực hiện Quyết định số 40/CP của Hội đồng Chính phủ về việc chuyển nhiệm vụ quản lý công tác tổ chức từ Bộ Nội vụ về phủ Thủ tướng và Quyết định số 214/CP ngày 21/11/1970 về việc ủy nhiệm cho phủ Thủ tướng phê duyệt phân vạch địa giới hành chính xã, thịtrấn, toàn bộ cơ cấu có liên quan chuyển về Phủ thủ tướng. Như vậy, từ cuối năm 1970, tổ chức bộ máy của Bội Nội vụ chỉ còn các đơn vị làm công tác thương binh, liệt sỹ và chính sách xã hội.
  Ngày 20/2/1973, Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 29/CP về việc thành lập Ban Tổ chức của Chính phủ. Tháng 6/1975, tai kỳ họp thứ I, Quốc hội khóa V, Quốc hội quyết định hợp nhất 02 Bộ Công an và Bộ Nội vụ, lấy tên là Bộ Nội vụ. Là 01 bộ mới nhưng Bộ Nội vụ chỉ làm nhiệm vụ cảnh sát, an ninh quốc gia và phòng cháy, chữa cháy. Các chức năng về công tác thương binh-xã hội do Bộ Thương binh – Xã hội đảm nhận. Công tác về việt kiều, tôn giáo, đào tạo và bồi dưỡng viên chức, lưu trữ, văn thư và tổ chức được giao về 01 số cơ quan trực thuộc Chính phủ.
  Ngày 07/5/1990, Hội đồng Bộtrưởng ra Nghị định số 135/HĐBT quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Ban Tổ chức – cán bộ của Chính phủ là cơ quan trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng, có nhiệm vụ: xây dựng các đề án để Hội đồng Bộ trưởng xem xét và trình Quốc hội, Hội đồng Nhà nước quyết định cơ cấu tổ chức của Hội đồng Bộ trưởng và hệ thống tổ chức chính quyền các cấp; xây dựng các quy chế về thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan hành chính nhà nước; xây dựng, trình Hội đồng Bộ trưởng ban hành các chức danh, tiêu chuẩn viên chức nhà nước; quy định việc thành lập hội; chỉ đạo bầu cử Hôi đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân các cấp; phân vạch địa giới hành chính các cấp; xây dựng kế hoạch, quy chế về công tác cán bộ thuộc cơ quan hành chính nhà nước.
  Ngày 30/9/1992, Nghị quyết kỳ họp thứ I Quốc hội khóa IX đã quyết định Ban tổ chức-Cán bộ Chính phủ là cơ quan ngang Bộ.
Ngày 17/4/2002, Thủ tướng chính phủ ban hành Quyết định số 279/QĐ-TTg lấy ngày 28/8 hàng năm làm “Ngày truyền thống của ngành Tổ chức nhà nước” ghi nhận những đóng góp to lớn của ngành Tổ chức nhà nước đối với Tổ quốc và Dân tộc.
  Tại kỳ họp thứ I, Quốc hội khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 02/2002/NQ-QH11 ngày 5/8/2002 quy định danh sách cán bộ và cơ quan ngang bộ của Chính phủ. Theo đó, Ban Tổ chưc-cán bộ Chính phủ được đổi tên thành Bộ Nội vụ.
  Ngày 30/5/2005, Chủ tịch Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký Quyết định số 535/2005/QĐ/CTN tặng thưởng Huân chương sao vàng cho Bộ Nội vụ ghi nhận những công lao to lớn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng của Đảng và của Dân tộc.
Ngày 8/8/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 08/NĐ-CP về việc chuyển Ban Thi đua-khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Cơ yếu Chính phủ vào Bộ Nội vụ. Từ đây, Bộ Nội vụ trở thành bộ đa ngành, đa lĩnh vực. Bên cạnh các đơn vị hành chính và đơn vị sự nghiệp, Bội Nội vụ còn có các đơn vị trực thuộc là Ban Thi đua-Khen thưởng trung ương; Ban Tôn giáo Chính phủ; Ban Cơ yếu Chính phủ; Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước; Trường Cao đẳng Nội vụ Hà Nội.
  Ngày 17/4/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ. Theo đó, Bộ Nội vụ là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: tổ chức hành chính, sự nghiệp nhà nước; chính quyền địa phương, địa giới hành chính; cán bộ, công chức, viên chức nhà nước; hội, tổ chức phi Chính phủ; thi đua, khen thưởng; tôn giáo; cơ yếu;văn thư, lưu trữ nhà nước và quản lý nhà nước đối với dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Về cơ cấu tổ chức, Bội Nội vụ có 20 đơn vị làm công tác tham mưu, thực thi pháp luật và 04 đơn vị sự nghiệp.

Ngành Tổ chức Nhà nước tỉnh An Giang không ngừng trưởng thành qua các thời kỳ lịch sử của địa phương

Ông Ngô Hồng Yến - Giám đốc Sở Nội vụ

Cùng với sự trưởng thành và lớn mạnh của ngành Tổ chức nhà nước trong cả nước, ngày 18 tháng 02 năm 1976, UBND tỉnh An Giang ra quyết định thành lập Ban Tổ chức UBND Tỉnh. Đến ngày 20 tháng 11 năm 2003, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định đổi tên Ban Tổ chức Chính quyền thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thành Sở Nội vụ.
Ngày 20 tháng 02 năm 2004, thực hiện Quyết định củaThủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh An Giang ra quyết định đổi tên Ban Tổ chức Chính quyền tỉnh An Giang thành Sở Nội vụ tỉnh An Giang và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Nội vụ. Theo đó, Sở Nội vụ là cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; tổ chức chính quyền địa phương; công tác cải cách hành chính; quản lý địa giới hành chính; bồi dưỡng, đào tạo và quản lý cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ chính quyền cơ sở; tổ chức Hội, tổ chức phi Chính phủ và dịch vụ công theo quy định của pháp luật.
Hiện nay về bộ máy Sở Nội vụ gồm 06 phòng và 03 đơn vị trực thuộc, là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh và chỉ đạo chuyên môn của Bộ Nội vụ. Cấp huyện có 11 phòng Nội vụ, hoạt động dưới sự quản lý trực tiếp của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và sự chỉ đạo chuyên môn của Sở Nội vụ.  Từ đây, với chức năng của một cơ quan chuyên môn cấp tỉnh quản lý nhà nước đa ngành, nhiệm vụ đổi mới tổ chức phải đòi hỏi song song với đổi mới cơ chế vận hành, đổi mới sự phân công, tổ chức lại lao động trong bộ máy. Cán bộ lãnh đạo, quản lý đòi hỏi phải có trình độ bao quát tổng hợp hơn; công chức, viên chức đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vừa chuyên sâu, vừa tổng hợp.
  Có thể nói, Ngành Nội vụ tỉnh An Giang đã có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh và từng bước khẳng định được vị trí, vai trò của ngành Tổ chức nhà nước trong hệ thống các cơ quan chuyên môn tham mưu giúp việc cho UBND tỉnh. Sở Nội vụ đã quy chế hoá các hoạt động quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường áp dụng phần mềm quản lý văn bản Hồ sơ công việc; thực hiện tốt hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, đáp ứng nhu cầu giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực nội vụ của công dân và tổ chức…Hàng năm, Sở Nội vụ đều phát động phong trào thi đua đến toàn thể CCVCNLĐ, các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc, tạo không khí thi đua sôi nổi, hăng hái thi đua thực hiện tốt các mục tiêu đăng ký đầu năm; khắc phục khó khăn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Qua các phong trào thi đua đã phát hiện nhiều gương điển hình tiên tiến, nhiều công chức, viên chức nhiều năm đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sở, có năm đạt chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và được UBND tỉnh, Bộ Nội vụ, Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen.

  72 năm đã trôi qua, dù tên gọi và chức năng tổ chức bộ máy có nhiều thay đổi nhưng ngành Tổ chức Nhà nước tỉnh An Giang đã không ngừng trưởng thành qua các thời kỳ lịch sử của địa phương. Mặc dù cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu thốn nhưng được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức ngành Tổ chức Nhà nước trong tỉnh luôn luôn trung thành, tận tụy, nỗ lực phấn đấu, đóng góp trí tuệ, công sức vào xây dựng Tổ chức bộ máy chính quyền vững mạnh. Toàn ngành đã phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, nhiệt tình trong công việc, cùng nhau chung sức, đồng lòng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ chính trị được giao. Truyền thống đó mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức của ngành Tổ chức nhà nước. Thời gian tới ngành Tổ chức Nhà nước của tỉnh An Giang quyết tâm triển khai thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành đi vào chiều sâu, có chất lượng và đem lại hiệu quả thiết thực. /.

 

số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc

1

Ông Trương Long Hồ (Phó Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0983.570.009

Email: tlho@angiang.gov.vn

2

Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh

Điện thoại: 02963.957.006

Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn

3

Tổ kiểm tra công vụ

Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247

Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn

đường dây nóng ngành nội vụ an giang

1

Ông Ngô Hồng Yến (Giám Đốc Sở)

Điện thoại: 0913.658.627

2

Bà Ngô Thị Ngọc Hạnh (Chánh Văn phòng Sở)

Điện thoại: 0968.078.529

3

Thanh tra Sở

Điện thoại: 02963.981.818

Thống kê truy cập

Lượt truy cập

Hôm nay

Đang online