03:36 13/07/2023
Toàn tỉnh An Giang hiện có khoảng 266 cơ sở tín ngưỡng hợp pháp đang hoạt động, trong đó có 11 cơ sở được được xếp hạng di tích cấp Quốc gia, 36 cơ sở được xếp hạng di tích cấp tỉnh, 01 di tích cấp Quốc gia đặc biệt. Hằng năm, từ tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch, một số cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tổ chức lễ Kỳ yên (cầu an), nhằm nguyện cầu cho quốc thới, dân an, mưa thuận, gió hoà, mùa màng tốt tươi, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc và đây được xem là ngày hội truyền thống văn hoá hằng năm tại một số địa phương.Lễ hội Kỳ yên Đình thần xã Bình Thuỷ, huyện Châu Phú - Di tích kiến trức nghệ thuật cấp tỉnh (ảnh: Văn Thái)
Theo tín ngưỡng người dân Nam bộ nói chung và tại An Giang nói riêng, thường có tục thờ Thành Hoàng (Thành hoàng Bổn cảnh), người có công trong việc khẩn hoang, lập làng, gìn giữ, bảo hộ một vùng đất được nhân dân trong vùng lập đình, miếu để thờ và xem như vị thần của làng, nên được gọi là Đình thần (Đình làng), nơi đây trở thành điểm tựa tinh thần, với ước nguyện Thành hoàng luôn gia hộ, che chở cho nhân dân trong vùng được hưởng vạn sự lành. Hằng năm, tùy theo phong tục từng địa phương (từng làng) mà người dân trong vùng sẽ tổ chức lễ cúng (cúng đình) hay còn gọi là Lễ Kỳ Yên (cầu an) với hình thức khác nhau và thường được chia thành 02 phần Lễ và Hội, thời gian tổ chức từ 02 cho đến 03 ngày và cũng là Lễ hội lớn trong năm tại các Đình thần.
Một trong những nghi thức truyền thống tại Đình thần Bình Phú, xã Bình Hoà, huyện Châu Thành – Di tích lịch sử cách mạng cấp tỉnh (ảnh: Hồ Phát)
Về phần Lễ được tiến hành trang trọng qua các nghi thức Thượng kỳ, rước sắc thần hoặc nghinh sắc thần, chánh tế, túc yết, xây chầu,… (trong đó có nghi thức học trò lễ, dâng hương, dâng rượu, dâng trà, đọc bài văn tế cầu nguyện và cảm tạ các vị thần Thành Hoàng, Tiền hiền, Hậu hiền, thần Nông,… đã phù hộ cho dân làng có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc và nguyện cầu năm mới được muôn điều phúc lạc, vạn sự cát tường).
Nghi thức thượng kỳ lễ hội Kỳ yên Đình thần thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân (ảnh: Hà Sĩ Văn)
Nghi thức thỉnh sắc Thần tại Lễ hội Kỳ yên Đình thần Châu Phú, thành phố Châu Đốc
Phần hội ở đây thường không thể thiếu đó là chương trình múa lân, múa rồng, các trò chơi dân gian, một số nơi có điều kiện thì tổ chức đua xuồng (thuyền) đặc trưng miền sông nước và chương trình hát bội, đờn ca tài tử,…
Hát bội tại Lễ hội Kỳ yên Đình thần Thoại Ngọc Hầu, thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn (ảnh: Lễ Thái Khang)
Đua thuyền tại Lễ hội Kỳ yên Đình thần xã Bình Thuỷ, huyện Châu Phú (ảnh: Văn Thái)
Lễ hội Kỳ Yên được xem là một trong những lễ hội truyền thống diễn ra thường niên của người dân địa phương. Ngoài các ý nghĩa nêu trên, đây còn là dịp để ôn lại lịch sử và bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền hiền, các anh hùng liệt sĩ, người đã có công lớn trong việc khai hoang mở cõi, bảo vệ biên cương tổ quốc và cũng là dịp cho mọi người trẩy hội, gặp gỡ nhau sau những vụ mùa lao động vất vả. Vì thế, Lễ hội Kỳ yên vừa mang ý nghĩa tạ ơn các vị thần có công với làng xã vừa mang đậm nét tâm linh một tập quán truyền thống của người dân Nam bộ nói chung, An Giang nói riêng, là một hoạt động văn hoá đặc trưng là món ăn tinh thần không thể thiếu của nhân dân địa phương./.
Tiến Lên
số điện thoại tiếp nhận
phản ánh kiến nghị về tthc
1
Ông Trương Long Hồ (Phó Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0983.570.009
Email: tlho@angiang.gov.vn
2
Phòng Tổng hợp - UBND tỉnh
Điện thoại: 02963.957.006
Email: thutuchanhchinh@angiang.gov.vn
3
Tổ kiểm tra công vụ
Điện thoại: 02963.957.049 - 0378.247.247
Email: kiemtracongvu@angiang.gov.vn
đường dây nóng ngành nội vụ an giang
1
Ông Lê Nguyên Châu (Giám Đốc Sở)
Điện thoại: 0907.312.277
2
Bà Ngô Thị Ngọc Hạnh (Chánh Văn phòng Sở)
Điện thoại: 0968.078.529
3
Thanh tra Sở
Điện thoại: 02963.981.818
Thống kê truy cập
Lượt truy cập
Hôm nay
Đang online